Kính Low E là gì?
Chắc hẳn mọi người đã từng thấy những loại kính low e xuất hiện ở những ngôi nhà cao tầng, trung tâm mua sắm thương mại,... Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ kính Low E là gì cũng như chức năng mà dòng kính này mang lại. Trong bài viết này, Sắt Mỹ Nghệ Đại Minh Trung sẽ giải đáp giúp bạn về các thông tin chi tiết liên quan đến sản phẩm này. Ngày nay, mọi người thường có xu hướng sử dụng kính low e trong lĩnh vực xây dựng. Bởi lẽ, dòng kính này không chỉ mang đến tính thẩm mỹ cho kết cấu. Mà còn giúp tiết kiệm năng lượng cho công trình. Nhưng bạn đã biết kính low e là gì chưa? Cấu tạo của loại kính này như thế nào? Hãy cùng Sắt Mỹ Nghệ Đại Minh Trung tìm hiểu ngay tại những nội dung dưới đây để có thông tin về loại kính này nhé! Kinh low e hay kính tản nhiệt là loại kính 2 lớp có khoảng không khí ở giữa. Bề mặt của kính được phủ một loại hợp chất đặc biệt nhằm giảm sự phát tán và hấp thụ nhiệt chậm hơn. Bên cạnh đó, loại kính này còn có chức năng giảm tiếng ồn, điều chỉnh nhiệt độ ổn định cũng như đảm bảo độ sáng cho căn phòng. Kính low e có lớp phủ kiểm soát năng lượng mặt trời như chặn bức xạ UV, ngăn tia bức xạ hồng ngoại xâm nhập vào phòng. Chính vì vậy, kính phủ low e còn có tên gọi khác là kính chọn lọc quang phổ. Kính tản nhiệt là loại kính tiết kiệm năng lượng nhất hiện nay. Vào mùa nóng, nhiệt được ngăn chặn từ bên ngoài khiến môi trường mát mẻ và thoải mái hơn. Vào mùa lạnh, lớp phủ low e không cho phép thoát nhiệt từ môi trường ra bên ngoài. Vì vậy, chi phí cho hệ thống điều hòa và hệ thống sửa của các tòa nhà đều giảm. Kính chọn lọc quang phổ được sản xuất theo công nghệ hiện đại của Đức, đã được cải tiến và nâng cấp nhằm hạn chế tốt nhất lượng tia cực tím và ánh sáng đi qua kính mà không gây ảnh hưởng đến lượng ánh sáng truyền đi. Dưới đây là các thông số kỹ thuật của kính tản nhiệt low e:Kính Low E là gì?
Thông số kỹ thuật kính Low e
Tên thông số |
Thông số kỹ thuật |
Hệ số truyền sáng |
68 - 70% |
Độ truyền qua tia UV |
< 23% |
Hệ số hấp thụ mặt trời |
43% - 52% |
Độ truyền năng lượng mặt trời |
< 48% |
Hệ số U-value |
< 1.4 W/m2.K |
Chi phí điện cho hệ thống điều hòa nhiệt độ |
Giảm đến 48% |
Màu sắc |
Xám nhạt |
Kích thước |
|
Để đo lường hiệu quả của kính tản nhiệt, người ta thường dựa vào các yếu tố sau: Giá trị U: thông số đánh giá dựa trên mức độ giảm nhiệt trong giới hạn cho phép; Độ truyền ánh sáng nhìn thấy được (VTL): thước đo ánh sáng nhìn thấy được khi đi qua kính; Hệ số hấp thụ nhiệt mặt trời (SHGC): là một phần của bức xạ mặt trời thông qua cửa sổ vào bên trong; Độ truyền năng lượng mặt trời: tỷ lệ giữa cửa sổ và độ truyền ánh sáng thấy được. Dựa vào công nghệ sản xuất, người ta chia kính low e thành hai loại là kính phủ cứng và kính phủ mềm. Mỗi loại đều có tính năng và hiệu suất khác nhau. Trong đó: Được sản xuất bằng quy trình nhiệt phân, sau đó ép lớp phủ lên trực tiếp kính đang sản xuất ở nhiệt độ cao. Áp dụng phương pháp này sẽ giúp lớp kính có một lớp áo cứng bên ngoài rất bền. Chức năng của lớp phủ cứng chính là giữ cho các tòa nhà mát hơn, đồng thời làm giảm tiêu thụ năng lượng. Khác hoàn toàn với quy trình sản xuất kính phủ cứng, kính phủ mềm được thực hiện hoàn toàn trong môi trường hơi nước MSVD. Lớp phủ có độ phát xạ thấp hơn và hiệu suất kiểm soát năng lượng mặt trời vượt trội. Chính vì vậy, khả năng kiểm soát năng lượng mặt trời hiệu suất cao nhất. Kính tản nhiệt low e được sử dụng phổ biến trong các tòa nhà cao tầng nhằm cải thiện hiệu quả năng lượng. Với tính năng an toàn, thân thiện với môi trường, cửa kính low e đang trở thành mẫu cửa tiêu chuẩn cho việc sử dụng năng lượng tự nhiên ngày nay. Ngoài ra, kính low e còn mang lại những lợi ích như: Ngăn chặn tia UV từ bên ngoài vào; Giảm nhiệt độ của ánh sáng, mang đến một môi trường thoải mái; Duy trì nhiệt độ ổn định trong phòng; Hiệu quả kinh tế cao. Do kính low e điều khiển năng lượng mặt trời, tiết kiệm điện năng nên giúp tòa nhà giảm được chi phí vận hành của kết cấu; Kính low e có thể được sử dụng ở dạng kính cường lực, kính nhiều lớp, kính cường lực nhiệt và kính cách nhiệt; Kính low e có khả năng tạo nên quảng phổ, làm tăng ánh sáng tự nhiên vào căn phòng; Được sử dụng rộng rãi trong các tòa nhà thương mại, khách sạn, nhà hàng,... Tuy nhiên, loại kính này có một hạn chế chính là giá thành. Nhưng nếu tính về lâu dài, đây là phương án khá tiết kiệm. Trước khi lựa chọn, bạn cần hiểu rõ khí hậu nơi bạn đang sống là lạnh hay nóng. Nếu bạn sống ở vùng có khí hậu lạnh, kính low e cứng sẽ là một lựa chọn tuyệt vời dành cho bạn. Ngược lại nếu bạn sống ở vùng khí hậu nóng thì kính low e phủ mềm là tốt nhất. Ngoài ra, bạn cần cân nhắc loại kính nào sẽ phù hợp với cửa sổ nhà bạn. Đây là yếu tố quan trọng mà bạn không nên bỏ qua. Nếu cửa sổ được chế tạo với nhiều loại kính hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng có thể đáp ứng về nhu cầu năng lượng và ngân sách của bạn. Trên đây là những thông tin về kính Low E là gì cũng như ứng dụng của kính low e hiện nay mà bạn có thể tham khảo. Hy vọng bạn có thể lựa chọn được sản phẩm phù hợp và ứng ý cho công trình của mình. Chúc bạn áp dụng thành công.Đo lường hiệu quả tiêu chuẩn kính Low e
Các loại kính Low e hiện nay
Kính phủ cứng low e
Kính phủ mềm low e
Tác dụng của kính low e là gì?
Sử dụng loại kính low e nào tốt?
- Sửa cửa sắt tại Quận 1
- Sửa cửa sắt tại Quận 2
- Sửa cửa sắt tại Quận 3
- Sửa cửa sắt tại Quận 4
- Sửa cửa sắt tại Quận 5
- Sửa cửa sắt tại Quận 6
- Sửa cửa sắt tại Quận 7
- Sửa cửa sắt tại Quận 8
- Sửa cửa sắt tại Quận 9
- Sửa cửa sắt tại Quận 10
- Sửa cửa sắt tại Quận 11
- Sửa cửa sắt tại Quận 12
- Sửa cửa sắt tại Quận Bình Thạnh
- Sửa cửa sắt tại Quận Phú Nhuận
- Sửa cửa sắt tại Quận Gò Vấp
- Sửa cửa sắt Quận Tân Bình
- Sửa cửa sắt tại Quận Tân Phú
- Sửa cửa sắt tại Quận Thủ Đức
- Sửa cửa sắt Quận Bình Tân
-
Online:44
-
Today:291
-
Past 24h:595
-
All:8728615